Động cơ đẩy tàu thủy chạy bằng dầu diesel
Động cơ diesel tàu thủy hiểu nôm na chính là dòng động cơ chuyên dùng cho tàu thủy hay còn gọi là Diesel propulsion là một trong những loại động cơ thông dụng được dùng cho tàu biển, năng lượng được chuyển đổi từ hệ thống nhiệt (động cơ đốt trong). Đối với tàu thủy động cơ chạy dầu diesel quyết định tốc độ cũng như khả năng khai thác hiệu quả, loại động cơ này được sử dụng phổ biến cho hầu hết các loại tàu thuyền cỡ nhỏ và du thuyền.
Các chi tiết của động cơ chạy bằng dầu diesel tàu thủy được làm từ nhiều vật liệu khác nhau. Mỗi loại vật liệu chỉ làm việc được ở với một mức độ nhiệt độ nhất định, vì thế mà việc làm mát cho động cơ trong thời gian vận hành là điều quan trọng. Nếu theo tính chất làm mát, động cơ chạy dầu diesel có 2 loại: động cơ làm mát bằng gió, động cơ làm mát bằng nước.
Hiện nay ngoài động cơ chạy bằng diesel thì tàu thủy còn sử dụng các loại động cơ: động cơ đẩy bằng năng lượng gió, động cơ đẩy hạt nhân, động cơ đẩy bằng gas, động cơ đẩy bằng pin nhiên liệu, động cơ bằng dầu diesel sinh học, động cơ bằng năng lượng mặt trời, động cơ đẩy bằng hơi nước, động cơ điện kết hợp với chạy dầu diesel, động cơ đẩy phản lực, động cơ dùng khí gas(động cơ sử dụng nhiên liệu thứ ba). Các động cơ này đều có những ưu điểm khác nhau và phù hợp cho mỗi loại tàu để giúp tàu thủy hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất.
Một số biện pháp giúp làm mát động cơ chạy dầu diesel tàu thủy đạt hiệu quả
Việc làm mát cho động cơ diesel tàu thủy quyết định đến hiệu quả trao đổi nhiệt, giúp giảm ứng suất nhiệt ở chi tiết các động cơ, nâng cao công suất, kéo dài tuổi thọ cho động cơ. Và để nâng cao chất lượng làm mát cho động cơ có thể áp dụng các phương pháp triệt để như sau:
Sử dụng nước để làm mát đạt chuẩn chất , không lẫn tạp chất.
Cần kiểm soát chất lượng nước, xử lý nước để làm mát cho động cơ.
Xả nước làm mát ra khỏi động cơ sau khi bảo dưỡng hoặc sửa chữa. Nên tiến hành phân tích nước để làm mát cũng như xử lý nước làm mát bằng hóa chất.
Thường xuyên theo dõi sinh hàn nước ngọt để có kế hoạch tiến hành vệ sinh. Định kỳ vệ sinh, kiểm tra cũng như thay thế kẽm chống ăn mòn.
Nếu được nên luôn duy trì bơm nước ngọt làm mát ở trạng thái tốt nhất, đảm bảo được mức lưu lượng cùng cột áp.
Cần duy trì chế độ hâm nước làm mát khi động cơ ngừng hoạt động.
Nên thay đổi tải động cơ một cách từ từ, tránh thay đổi một cách đột ngột nhất là đối với loại động cơ mới hoạt động.
Cần điều chỉnh được nhiệt độ của nước làm mát hợp lý khi điều động tàu.
Phân loại động cơ máy thủy theo công suất
Theo Tổng cục Hải quan, để phân loại chính xác mặt hàng này cần căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Bên cạnh đó, trên cơ sở ý kiến của Cục Đăng kiểm Việt Nam tại công văn số 112/ĐKVN- CN ngày 08/01/2019, về mặt công dụng, động cơ diesel được phân biệt như sau: Động cơ diesel chính để lai chân vịt đẩy tàu. Động cơ diesel phụ để lai máy phát điện hoặc các thiết bị khác trên tàu (Ví dụ: bơm, máy neo, tời...).
Đối với tàu thủy sử dụng động cơ điện để lại hệ trục chân vịt đẩy tàu thì động cơ diesel được sử dụng để lai máy phát điện cấp điện cho động cơ lai hệ trục chân vịt.
Đối với mặt hàng thực tế nhập khẩu của DN, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan TP. Hải Phòng cần kiểm tra, căn cứ thực tế hàng hóa, trường hợp xác định mặt hàng do Công ty NK là động cơ diesel phụ dùng để lai máy phát điện, cấp điện cho động cơ điện lai hệ trục chân vịt để đẩy tàu thì xem xét phân loại tại phân nhóm 8408.10 "Động cơ máy thủy (Marine propulsion engines)”, mã số chi tiết căn cứ theo công suất của từng loại động cơ.