Hotline Giao hàng toàn quốc Hình thức thanh toán
0911 33 8033 Chuyên nghiệp - Uy tín Thanh toán linh động
Hotline: 0911 33 8033

DANH MỤC SẢN PHẨM  
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN  

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG  

LƯỢT TRUY CẬP  
Visits Lượt truy cập:
Các khách hàng Ngày hôm nay: 7
Số thành viên Ngày hôm qua: 0
Tổng Tổng: 215104
TƯ VẤN

Hướng dẫn lựa chọn trang phục khi chèo thuyền ở vùng nước lạnh
02 Tháng Tám 2017 :: 4:38 CH :: 1998 Views :: 0 Comments

Dù chèo thuyền trong điều kiện dòng nước yên ả, thời tiết dịu nhẹ, trong thời tiết lạnh, hay trong môi trường nước lạnh thì bạn đều cần và nên mặc những bộ trang phục phù hợp để đề phòng trường hợp không may thuyền của bạn bị lật úp và buộc bạn phải bơi trong làn nước lạnh.
Bộ đồ lặn ướt (Wetsuit)
Bộ đồ lặn bằng cao su tổng hợp neoprene giữ nhiệt này bản chất không phải là ngăn chặn nước thấm vào, mà nó giữ một lớp nước mỏng ngay sát làn da và được cơ thể bạn làm ấm lên. Chất liệu neoprene góp phần làm giảm thiểu sự bay hơi, giảm nhiệt độ, vì thế khi ra khỏi nước bạn vẫn sẽ cảm thấy bình thường, thân nhiệt không bị thay đổi quá đột ngột.
Có rất nhiều kiểu đồ lặn ướt: bộ đồ dài, “bộ đồ mùa xuân” ngắn tay, bộ đồ “Farmer Johns” không có tay và một số loại áo khoác và quần lặn rời. Farmer John (bộ đồ không có tay và quần dài) là một trong những bộ đồ phổ biến nhất khi thời tiết ôn hòa vì nó có chức năng làm mát cơ thể. Bộ đồ lặn “Famer Jane” được thiết kế cho phù hợp với nữ giới. 
Bộ đồ lặn ướt hiện có nhiều mức độ dày mỏng của chất liệu neoprence khác nhau. Những bộ đồ dày nhất thường quá cồng kềnh và khiến người dùng thấy nóng khi chèo thuyền và thường được các thợ lặn sử dụng. Hầu hết những người tham gia chèo thuyền thường chọn những bộ đồ có độ dày 2 hoặc 3 mm neoprene.
Chất liệu vải lông cừu phủ PE cũng là một sự lựa chọn chất liệu phù hợp khi chèo thuyền ở vùng nước lạnh, tuy nhiên hạn chế bị ngâm trong nước lạnh. Chất liệu này ấm áp, co giãn và chắn gió, khá giống với cao su tổng hợp, tuy nhiên lại dễ bị nhăn.
Cũng giống như bộ đồ lặn ướt, bộ đồ làm bằng chất liệu này cho phép một làn nước mỏng, ấm ở sát làn da bạn giúp bạn thoải mái hơn khi chèo thuyền lâu trong điều kiện nước lạnh. 
Bộ đồ lặn khô (Drysuit)
Nếu bạn chèo thuyền trong điều kiện nước lạnh, qua những đoạn gập ghềnh, sóng lướt hay trong điều kiện thời tiết xấu, bộ lặn khô có lẽ là sự lựa chọn an toàn nhất. Bộ đồ một mảnh này được làm từ ni-lông, được phủ một lớp phủ PU chống nước hoặc một màng ép Gore-Tex® chống nước/thoáng khí. Bộ đồ loại này có các miếng đệm cao su ở cổ tay, mắt cá chân và cổ cùng với một dây kéo đặc biệt, sẽ được kéo lên để ngăn chặn nước xâm nhập vào trong. Bởi vậy, ngay cả khi bắt đắc dĩ phải bơi trong nước thì bạn vẫn sẽ hoàn toàn khô ráo.
Bộ đồ lặn khô không có tính năng cách nhiệt vì thế nó cần phải được kết hợp với bộ đồ lót dài hoặc lớp lót nỉ được thiết kế riêng để giữ ấm.
Lựa chọn được bộ trang phục phù hợp là một điều cực kì khó khăn khi mà thời tiết thì nóng nhưng nước thì lại rất lạnh. Bạn cần phải cân nhắc về việc có thực sự muốn mặc trang phục chèo thuyền một cách thoải mái bất chấp nguy cơ bị lật thuyền và phải ngâm mình trong nước lạnh hay không.
Nếu thực sự có khả năng bị lật thuyền, sự lựa chọn tốt nhất của bạn là bộ đồ Gore-Tex® vì nó cho phép nhiệt cơ thể thoát ra ngoài. Nếu không, bạn sẽ bị ướt nhẹp vì đổ mồ hôi.
Áo chống nước (Dry top)
Áo lặn khô có các miếng đệm cao su ở cổ và cổ tay, thường được bổ trợ bởi gấu áo neoprene bảo vệ. Dây thắt lưng thường được làm bằng neoprene, có hai lớp để vừa kín với áo chắn nước, cả mặt bên trong và mặt bên ngoài. Áo lặn khô có thể mặc ngoài bộ đồ lặn ướt “Farmer John”, hoặc mặc với yếm lặn khô để tạo thành bộ đồ hai mảnh linh hoạt.
Yếm chống nước (Dry bib) và Quần chống nước (Dry pants)
Đây là sự lựa chọn không tốn kém cho người dùng, nhưng bên cạnh đó cần phải có những tăng cường về sự bảo vệ khi buộc phải bơi trong điều kiện nước lạnh.
Lớp cách nhiệt và các lớp lót
Các lớp cách nhiệt được thiết kế riêng cho các môn thể thao dưới nước là một sự lựa chọn khác. Phần đầu và đuôi của lớp nỉ có thể được đặt dưới bộ bộ đồ lặn ướt và bộ đồ lặn khô hoặc có thể được mặc riêng lẻ. Chất liệu vải này rất mau khô, thoáng khí và có bề mặt chống mài mòn, chắn gió cộng thêm mặt bên trong bằng nhung mềm mại để có thể giữ ấm cho cơ thể. Lớp lót nỉ dài với miệng khóa kéo phía trước thường đặt phía dưới bộ đồ lặn khô.
Áo Rash Guard
Những chiếc áo làm bằng chất liệu polyester spandex mau khô/ những chiếc áo thun Lycra®  này thường được mặc bên trong bộ lặn ướt để người mặc tránh bị chà xát. Chỉ số SPF của loại trang phục này cho thấy đây là những sự lựa chọn rất tốt để chống nắng cho những người chèo thuyền, lướt sóng hay bơi lội. Tính năng co giãn và thiết kế vừa vặn cho phép người mặc dễ dàng cử động, di chuyển.
Các loại phụ kiện
Nếu bạn cho rằng thời tiết sẽ lạnh, hãy mang theo một chiếc mũ cách nhiệt. Những lựa chọn phổ biến bao gồm: Những chiếc mũ lông cừu, lông động vật và mặt nạ, mặt nạ trượt tuyết trọng lượng nhẹ và mũ trùm đầu bằng neoprene cho những chuyến đi đầy thử thách trong điều kiện thời tiết lạnh.
Găng tay
Trong điều kiện thời tiết lạnh hơn nữa, bạn sẽ cần phải mang theo găng tay hay găng tay hở ngón. Và hãy chắc chắn rằng chúng bền và kháng nước. Găng tay chèo thuyền được làm từ neoprene, ni-lông hoặc chất liệu thun Lycra® có độ bám và tính bảo vệ cao mà không ảnh hưởng đến khả năng điều khiển mái chèo.
Phụ kiện bảo vệ tay được gọi là “Găng tay Pogies” rất có ích cho người chèo thuyền. Chúng được làm từ neoprene hoặc ni-lông và có thể bao chặt lấy bàn tay của bạn với cán mái chèo nên bạn không bị phân tâm vào việc giữ mái chèo. 
Giày dép
Trong điều kiện thời tiết và nước ấm áp, nếu chân bị ướt thì đây không phải là vấn đề lớn đối với bạn. Bạn có thể đi xăng-đan thể thao, dép lội nước hay thậm chí là giày chơi tennis cũ. Tuy nhiên trong điều kiện lạnh hơn, khi chân bạn ướt thì sẽ bị lạnh. Để giữ cho chân mình luôn được khô ráo, bạn có thể đi ủng cao su cao đến bắp chân và đi tất Gore-Tex® bên trong hoặc có thể đi giày có đế dày chất liệu neoprene để có thể giữ ấm ngay cả khi chân bị ướt.
 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

Các tin bài khác
Đánh giá ưu điểm khi lựa chọn ván SUP bơm hơi 23/04/2021
Các tiêu chí quan trọng nhất khi chọn mua phao chuối tadpole bơm hơi 23/04/2021
Tìm hiểu chung về động cơ máy thủy 23/04/2021
Những người muốn làm quen với ván chèo Sup bơm hơi cần lưu ý gì? 31/12/2020
Nhận biết thuyền bơm hơi loại nào tốt có khó? 31/12/2020
Động cơ máy thủy là gì? 31/12/2020
Những hiểu biết cơ bản và cần thiết về ván chèo Sup 15/01/2020
Kĩ thuật và một số cách chèo thuyền kayak 11/01/2020
Chuẩn bị sẵn sàng trước chuyến chèo kayak bơm hơi 08/01/2020
Cách sử dụng và bảo quản thuyền bơm hơi cao su mà bạn nên biết 04/01/2020
CÔNG TY TNHH TM VÀ DV HẢI PHONG
Địa chỉ: Số 47 ngách 7 ngõ 78 Duy Tân, phường Dịch Vọng , quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0911 33 8033
Email: Hanoikayak@gmail.com
Website: Thuyenmay.com
CÔNG TY TNHH TM VÀ DV HẢI PHONG
Địa chỉ: Số 47 ngách 7 ngõ 78 Duy Tân,
phường Dịch Vọng , quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0911 33 8033
Email: Hanoikayak@gmail.com
Website: Thuyenmay.com
29 Tháng Ba 2024    Đăng Ký   Đăng Nhập 
Copyright by Eportal | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin
Được cung cấp bởi: www.eportal.vn